Phòng sạch y tế là không gian đảm bảo sự vô trùng và đáp ứng được những quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng tối đa. Việc lắp đặt không gian này không bao giờ được xem nhẹ mà cần đòi hỏi hiểu biết và nắm chắc kỹ thuật cũng như sử dụng thiết bị quy chuẩn. Chi tiết lưu ý lắp phòng sạch y tế sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này.
Phòng sạch bệnh viện là nơi liên quan đến nhiều bộ phận, vận hành liên quan. Sau khi hoàn thiện thi công, khu vực này sẽ chịu trách nhiệm của nhiều phòng, ban, bộ phận. Những bộ phận này cần nắm được về hoạt động lắp đặt này.
Cụ thể, mẫu thiết kế phòng sạch cần được tất cả đơn vị sử dụng và chịu trách nhiệm về sau thông qua. Có như vậy mới không xuất hiện những vấn đề, khúc mắc và bất tiện về sau.
1 số bộ phận cần nắm được thông tin về việc lắp phòng sạch y tế là: Phòng Bảo trì – Duy trì và bảo dưỡng trạng thái sử dụng sau này, phòng CNTT phụ trách điều khiển máy móc lắp đặt tại phòng, người đại diện cho y – bác sĩ trực tiếp sử dụng , bộ phận QC – đánh giá quy chuẩn phòng sau khi hoàn thành …
Mỗi phòng sạch y tế có một cấp độ sạch khác nhau. Cấp độ này đánh giá bởi các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau như: Tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn Federal Standard 209 – FS 209 hoặc tiêu chuẩn WHO. Bộ quy chuẩn quy định của loại này hết sức khác nhau.
Muốn phòng sau khi hoàn thiện đảm bảo quy chuẩn như đúng cam kết, đơn vị thi công cần hiểu rõ yêu cầu lưu ý lắp phòng sạch y tế và lên được phương án thi công, thực hiện hoàn chỉnh, chu đáo và khoa học. Đây chính là yếu tố quyết định, phụ thuộc chính vào năng lực, chuyên môn và tay nghề của họ
Phòng sạch y tế quy chuẩn cần đảm bảo nhiều yếu tố. Trong quá trình thi công, lắp đặt, bạn có thể chú ý theo dõi và đánh giá thông qua một số đặc điểm sau:
Điểm nhô ra của phòng sạch thường là vị trí đèn, ổ điện, ... Đây là nơi khá dễ bám bụi cũng như vi khuẩn gây ảnh hưởng đến độ vô trùng và an toàn của phòng. Bởi thế, những khu vực này cần được thiết kế hợp lý và lắp đặt cẩn thận, tối ưu, hạn chế tối đa việc nhô ra và tiếp xúc với bên ngoài.
Ống gió giúp cho phòng sạch thông thoáng tuy nhiên cũng có thể là lối vào cho các vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài xâm nhập. Nguyên tắc và yêu cầu của bộ phận này là phải đảm bảo sao phẳng, không gồ ghề. Nếu sử dụng lớp gờ để cách ẩm hoặc tiêu âm trong ống cần dùng các vật liệu dạng sợi hoặc hạt như: Hạt hút ẩm bông thủy tinh,..v.v để đảm bảo vệ sinh tối đa.
Vì phòng sạch là nơi lắp đặt nhiều thiết bị, máy móc hiện đại nên việc đảm bảo an toàn nguồn điện cần được đặc biệt quan tâm. Việc đi dây, lắp đặt cần hợp lý, đúng với bản thiết kế nơi các thiết bị sẽ được lắp đặt. Trong đó, các loại đường, máng cáp cần được đi ngầm để đảm bảo quy tắc hạn chế điểm nhô.
Chú ý đến hạ tầng điện ban đầu có đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, việc tập trung đến phương án điện dự phòng cũng cần được thực hiện đồng thời đúng như thiết kế đã đặt ra.
Thiết bị chiếu sáng ở phòng sạch là các loại đèn có độ kín và khả năng bảo trì nhanh gọn. Thông thường, đèn LED là thiết bị được lựa chọn ngày 1 phổ biến. Việc chọn công suất đèn cần đảm bảo độ chiếu sáng đúng như quy chuẩn đã đặt ra. Ví dụ: Phòng sạch sản xuất dược phẩm cần có đèn với độ sáng 500 lx.
Thêm vào đó, cần lưu ý vị trí tủ điều khiển ánh sáng cần được lắp bên ngoài, tách biệt với phòng. Hệ thống chiếu sáng cũng không thể thiếu đèn thoát hiểm và chiếu sáng khẩn cấp.
Ngoài ra, còn nhiều khu vực cần kiểm tra và chú ý như: Đảm bảo kích thước cửa; tính chất bề mặt sàn nhà, tường và cửa kính; hệ thôngs dẫn thải hoặc bảo mật an ninh thông qua camera giám sát, …
Tất cả những điều trên cần được chú ý để phòng sạch sau khi hoàn thiện có thể sớm đưa vào hoạt động đồng thời tránh được những bất tiện sau quá trình sử dụng. Những lưu ý lắp phòng sạch y tế trên đây hy vọng đã đem lại cho bạn thông tin hữu ích khi tham khảo về không gian đặc biệt này.
Việc báo giá kho lạnh còn phải phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau, cần phải xem xét tất cả những yếu tố đó để có thể đưa ra mức giá chuẩn nhất cho khách hàng. Cùng tìm hiểu về các tiêu chí ảnh hưởng và mức giá kho lạnh qua bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp bảo quản hải sản bằng kho lạnh tốt nhất Để bảo quản hải sản, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Thông khí, gây mê, sốc nhiệt, kho lạnh,…Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phương pháp bảo quản hải sản bằng kho lạnh – Phương pháp có độ an toàn cao và tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển việc ứng dụng chúng vào đời sống sản xuất nông lâm ngư nghiệp là không thể thiếu. Điều này không chỉ giúp tăng gia sản xuất mà còn đảm bảo nguồn thu lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và một trong số chính là kho mát bảo quản nông sản.
Hiện nay có nhiều phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch. Nhưng bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng kho lạnh là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Nông sản sau khi thu hoạch cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo không bị tác động bởi các yếu tố môi trường (mưa, nắng, độ ẩm,…
Bảo quản hoa bằng kho lạnh là phương pháp tối ưu, tiết kiệm và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho hoa sau khi thu hoạch. Kho bảo quản hoa do An Bình cung cấp đảm bảo các tiêu chí của khách hàng.
Oneline: 2
Hôm nay: 429